Dung dịch Amoniac

Dung dịch Amoniac

Phèn lỏng

bán phèn chua

nơi sản xuất phèn chua
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DUY MINH
Hotline: 0914723679    | Email: duyminh@hoachatduyminh.vn
Trang chủ    | Giới thiệu    | Tin tức    | Tuyển dụng    |
PHÈN CHUA - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DUY MINH
  • Dung dịch Amoniac

Dung dịch Amoniac

GIÁ :

0

Khi đặt hai bình mở nút đựng dung dịch HCl đặc và dung dịch NH3 ở gần nhau thì thấy có "khói" màu trắng tạo nên (hình 1). Do HCl và NH3 là những hợp chất dễ bay hơi nên chúng đã hóa hợp với nhau tạo thành tinh thể muối amoni clorua, chính tinh thể này đã tạo nên hiện tượng "khói".

Tính chất hóa học

    Trong amoniac, nitơ có số oxi hóa thấp nhất nên amoniac có tính khử. Ví dụ như trong phản ứng hóa học:

    2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
    4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O (500°C)
    4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O (xúc tác Pt, 800°C)
    2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O (đun nóng)

    Thêm nữa, amoniac tương đối kém bền bởi nhiệt. Nó có thể bị phân hủy tại nhiệt độ cao (600 °C) theo phản ứng hóa học:

    2NH3 ⇄ {\displaystyle \rightleftarrows } {\displaystyle \rightleftarrows } N2 + 3H2

    Tác dụng với ion kim loại chuyển tiếp tạo ion phức: 2NH3 + Ag+ → [Ag(NH3)2]+
    Nguyên tử hiđrô trong amoniac có thể bị thế bởi nguyên tử kim loại loại kiềm hoặc nhôm:

2NH3 + 2Na →  2NaNH2 + H2 (350 °C)

2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2 (800-900 °C)

    Tác dụng với dung dịch muối: 3NH3 + AlCl3 +3H2O ---> Al(OH)3 + 3NH4Cl
    
Tính bazơ yếu

Tan trong nước

Theo học thuyết Brønsted-Lowry, NH3 khi tan trong nước, một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước tạo thành cation amoni NH4+ và giải phóng anion OH-, lúc này nước sẽ đóng vai trò là axit.

    NH3 + H2O → NH4+ + OH-

Ion OH- làm cho dung dịch có tính bazơ, tuy nhiên so với dung dịch kiềm mạnh (thí dụ xút, potat, nước vôi trong...) cùng nồng độ thì nồng độ anion OH- do amoniac tạo thành nhỏ hơn nhiều. Do có tính bazơ nên dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphtalein từ không màu chuyển thành hồng. Do đó để phát hiện amoniac, người ta dùng quỳ tím ẩm để nhận ra khí này.
Dễ phân hủy

NH4OH dễ bị phân hủy trong dung dịch giải phóng khí amoniac theo phương trình ion rút gọn sau:

    NH4+ + OH- → NH3 + H2O

Tác dụng với axit
H.1 Sự tạo thành "khói" amoni clorua

Amoniac (ở dạng khí cũng như dung dich) dễ dàng trung hòa axit tạo thành muối amoni.

Thí dụ: 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 hay NH3 + H+ → NH4+

Khi đặt hai bình mở nút đựng dung dịch HCl đặc và dung dịch NH3 ở gần nhau thì thấy có "khói" màu trắng tạo nên (hình 1). Do HCl và NH3 là những hợp chất dễ bay hơi nên chúng đã hóa hợp với nhau tạo thành tinh thể muối amoni clorua, chính tinh thể này đã tạo nên hiện tượng "khói".

    NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (r)

Phản ứng này được dùng để nhận biết khí amoniac.
Tác dụng với dung dịch muối
H.2 Sục khí amoniac vào dung dịch đồng (II) sunfat tạo kết tủa xanh lam và dung dịch amoni clorua.

Dung dịch amoniac có khả năng tạo kết tủa nhiều hidroxit kim loại khi tác dụng

Thí dụ trong hình 2, dung dịch amoniac đã phản ứng với dung dịch đồng (II) sunfat tạo kết tủa xanh lam:

    NH3 + H2O + CuSO4 → (NH4)2SO4 + Cu(OH)2 ↓

Ứng dụng

Ứng dụng chủ yếu của amoniac là điều chế phân đạm, điều chế axit nitric, là chất sinh hàn, sản xuất hiđrazin N2H4 dùng làm nhiên liệu cho tên lửa. Ngoài ra, dung dịch amoniac còn được dùng làm chất tẩy rửa gia dụng.
Nguy hiểm
Nếu hít nhiều amoniac sẽ bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng).

Mã sản phẩm:

NH4OH

Lượt xem:

642

Loại hàng: